Giới thiệu công nghệ sau thu hoạch tiên tiến cho lúa gạo

Ngày 8/4, tại thành phố Cần Thơ, Công ty tư vấn thương mại Sontag phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hội thảo "Giới thiệu công nghệ tiên tiến sau thu hoạch - Lưu trữ sinh thái - Gạo đồ chất lượng cao - Xay xát năng suất cao và các giải pháp năng lượng sinh thái".


Tại hội thảo, một số vấn đề về tình hình, hiện trạng chất lượng bảo quản, chế biến lúa gạo sau thu hoạch, các nguyên nhân làm giảm chất lượng và giá trị lúa gạo xuất khẩu đã được đại biểu chia sẻ.

Đồng thời, các đại biểu thảo luận giải pháp công nghệ và thiết bị, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới tiên tiến để bảo quản, tồn trữ và chế biến lúa gạo mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như công nghệ làm sạch và sấy khô; khái niệm về gạo đồ và thị trường; hóa học thực phẩm gạo đồ, các công nghệ chế biến của gạo đồ. Năng lượng sinh thái - lò hơi đốt trấu; lưu trữ sinh thái và xay xát chế biến gạo của các công ty như Buhler Farmila Viet Nam, Sontag Consult, Frigortec, Vyncke, Studio Tecnico Appiani.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vùng sản xuất, xuất khẩu gạo trọng điểm của cả nước với hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm được sản xuất tại vùng. Năm 2015, toàn vùng xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo. Mặc dù sản lượng xuất khẩu gạo hàng năm khá cao nhưng giá trị xuất khẩu thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa có giống lúa tốt. Vấn đề thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch cũng cần được chú trọng hơn. Gần đây, việc nâng cao giá trị hàng hóa; trong đó có giá trị gạo xuất khẩu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long được quan tâm. Việc ap dụng giải pháp khoa học kỹ thuật vừa góp phần giảm chi phí đồng thời nâng giá trị gạo xuất khẩu cho ngành nông nghiệp.


Xem thêm hình hội thảo Cần Thơ

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất trồng lúa khoảng 2,1 triệu ha với diện tích gieo trồng hàng năm đạt khoảng 3,8 triệu ha, sản lượng lúa đạt 24 triệu tấn/năm, sản lượng gạo xuất khẩu chiếm 95% sản lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, thô sơ nên tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lớn, chiếm khoảng 13,7%, với giá trị thất thoát trên 781 triệu USD/năm. Ngoài ra, do bảo quản kém nên giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Việc ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại như phương pháp làm mát lúa gạo trong kho kín để bảo quản lúa gạo vừa hạn chế thất thoát đồng thời tăng giá trị cho hạt gạo xuất khẩu.

Thông tin tư vấn:
Ms. Nguyen Vu Thi Hoang Uyen (Ni)
 Sales Assistant
 Mobile: 09 3663 2015
 Email: hoang_uyen@sontag-consult.com

09 3663 2015